![]() |
Họp báo quý III do UBND TP Cần Thơ tổ chức, nhiều cơ quan báo chí đã đặt câu hỏi cho Sở GD-ĐT |
Chi 133 triệu đồng cho vòng chung kết
Phó giám đốc Sở GD- ĐT TP Cần Thơ Nguyễn Phúc Tăng cho biết, quan điểm của Sở là luôn ủng hộ, khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá, cuộc chơi mang tính giúp phát triển thể chất, năng lực cho các em như cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia…
“Chúng tôi rất trân trọng kết quả đạt được của em Nguyễn Bá Vinh trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia. Sở cũng có kế hoạch tuyên dương, khen thưởng em Bá Vinh”, ông Tăng nói.
![]() |
Phó giám đốc Sở GD- ĐT TP Cần Thơ Nguyễn Phúc Tăng phân trần vụ việc |
Theo Phó GĐ Sở GD-ĐT TP Cần Thơ, Sở đã thực nghiêm công văn của UBND TP về việc phối hợp thực hiện cầu truyền hình trực tiếp vòng chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 2019.
Cụ thể, Chủ tịch UBND TP giao Giám đốc Sở GD-ĐT chủ trì phối hợp với VTV và các cơ quan ban ngành liên quan thực hiện.
“Giám đốc Sở đã phân công trực tiếp 1 phó giám đốc tham gia tất cả các cuộc họp, từ khâu chuẩn bị đến dự khán buổi chung kết cuộc thi.
Ngoài ra, thông qua trang page của Sở và các kênh thông tin nội bộ, chúng tôi đã tích cực tuyên truyền về chương trình này đến tất cả học sinh và giáo viên. Kết quả là có hơn 10.000 lượt truy cập ủng hộ cho em Bá Vinh.
Sở cũng chỉ đạo trường chuyên hỗ trợ, động viên em Bá Vinh tham gia chung kết cuộc thi. Phân công công chức, viên chức quản lý học sinh trong các buổi tổng duyệt cho vòng chung kết. Cũng như liên hệ với Phòng Quản lý đô thị quận Ninh Kiều, Sở Y tế trong việc tăng cường nhà vệ sinh công cộng, bảo vệ giữ xe miễn phí; hỗ trợ đội cứu thương và xe cấp cứu; liên hệ thành đoàn hỗ trợ trong khâu trang trí", ông Tăng phân trần.
Ông Tăng cho biết thêm, Sở cũng ban hành công văn về việc điều động hơn 3.000 học sinh và cán bộ, giáo viên quản lý học sinh tham dự cầu truyền hình trực tiếp. Thuê bàn ghế cho đại biểu, giáo viên, học sinh ngồi.
![]() |
![]() |
Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Ban tuyên giáo có mặt tại công viên Lưu Hữu Phước cổ vũ cho Bá Vinh vào hôm thi chung kết |
"Đặc biệt lãnh đạo Sở rất quan tâm đến vấn đề đảm bảo an toàn cho học sinh. Tổng chi phí mà Sở đã chi cho các hoạt động của vòng chung kết cuộc thi là khoảng 133 triệu đồng. Quan điểm của Sở rất trân trọng thành quả của em Bá Vinh nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn tuyệt đối sức khoẻ cho các em học sinh tham gia cổ vũ", vị phó giám đốc Sở nói.
Vẫn theo ông Tăng, quá trình tổ chức, đơn vị tổ chức chương trình không biết vì lý do gì mà phối hợp chưa kịp thời dẫn đến cho việc tiếp nhận thông tin và tổ chức của Sở rất ngắn.
Bên cạnh đó, đơn vị tổ chức sản xuất cũng không thực hiện việc căng dù đôi kích thước 18m x 25m để che mưa, nắng cho học sinh như đã thông báo và thống nhất với Sở.
“Vòng chung kết này được tổ chức giữa mùa mưa bão mà giông bão rất nguy hiểm đến sự an toàn của các em học sinh. Căng dù là việc tối thiểu để các em học sinh che mưa, che nắng nhưng đơn vị tổ chức chương trình không thực hiện. Vì vậy, nhiều phụ huynh học sinh lo lắng sự an toàn, sức khỏe cho con em của họ nên gây áp lực lớn đến lãnh đạo Sở, các phòng, đơn vị điều động học sinh tham gia cổ vũ cuộc thi", ông Tăng nói và khẳng định, Sở đã tạo điều kiện, phối hợp hiệu quả với các cơ quan, đơn vị làm tốt điểm cầu trực tiếp tại Cần Thơ.
Chủ tịch TP nhắc nhở
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Lê Quang Mạnh cho biết, lãnh đạo thành phố luôn đánh giá cao, ủng hộ các chương trình truyền hình. Khuyến khích học sinh, sinh viên tích luỹ kiến thức, đem lại niềm vui như chương trình Đường lên đỉnh Olympia.
![]() |
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Lê Quang Mạnh tại buổi họp báo |
“Đây là chương trình có ý nghĩa, không chỉ thu hút được sự quan tâm của học sinh, sinh viên mà còn của xã hội. Về phía thành phố, việc em Nguyễn Bá Vinh tham dự và xuất sắc lọt vào vòng chung kết cuộc thi là niềm vui, tự hào của học sinh thành phố.
Đây là động lực quan trọng cho học sinh tìm hiểu kiến thức để tham gia thêm các chương trình như thế này. Điều này thể hiện rất rõ qua không khí của buổi cầu truyền hình trực tiếp cuộc thi tại công viên Lưu Hữu Phước", Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Lê Quang Mạnh nói.
Theo người đứng đầu UBND TP Cần Thơ, sau sự kiện này phát sinh một số thông tin gây ra dư luận trái chiều về quan điểm.
"Đây là điều đáng tiếc mà công chức của thành phố phải lưu ý khi tương tác, phản hồi trên mạng xã hội. Tôi đề nghị ngành giáo dục thành phố tiếp tục quan tâm hơn nữa, chăm sóc tốt hơn các em học sinh để trong tương lai có thêm nhiều học sinh đạt được thành tích cao trong học tập, trong các kỳ thi, các chương trình thi kiến thức trên truyền hình", ông Mạnh nói.
Hôm 15/9, vòng chung kết “Đường lên đỉnh Olympia 2019” chứng kiến phần tranh tài của 4 thí sinh gồm: Trần Thế Trung (THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An), Nguyễn Hải Đăng (THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Khánh Hòa), Nguyễn Bá Vinh (THPT Chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ) và Đoàn Nam Thắng (THPT Chuyên Nguyễn Du, Đăk Lăk).
Kết thúc cuộc thi, Thế Trung vô địch đứng đầu với số điểm 245; Hải Đăng về nhì với 210 điểm, tiếp theo là Nam Thắng đạt 200 điểm và Bá Vinh đạt 120 điểm.
Điểm cầu Cần Thơ được truyền hình trực tiếp từ công viên Lưu Hữu Phước. Dù hôm đó tại Cần Thơ có mưa nhưng hàng nghìn học sinh, giáo viên và lãnh đạo TP Cần Thơ, cùng Sở, ngành “đội mưa” cổ vũ cho Bá Vinh.
Theo phản ảnh của một số tờ báo, hôm đó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ Trần Hồng Thắm không có mặt. Ngoài ra, khi Bá Vinh về đến sân bay Cần Thơ được một Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ ra đón và tặng hoa, còn bà Thắm không có mặt…
- Kỳ vọng rằng người thắng cuộc sẽ buộc phải trở thành những nhân vật kiệt xuất là quá nặng nề cho một cuộc thi đố vui.
" alt=""/>Sở GD Cần Thơ phân trần vụ 'không quan tâm' thí sinh thi Đường lên đỉnh Olympia![]() |
GS Hồ Ngọc Đại bên đứa con tinh thần của mình. |
Môn Tiếng Việt: 300 chi tiết cần sửa hoặc bỏ
Lý do SGK Tiếng Việt - Công nghệ của GS Hồ Ngọc Đại không đạt được nêu rất rõ trong biên bản họp Hội đồng thẩm định SGK môn tiếng Việt lớp 1 do GS.Trần Đình Sử làm Chủ tịch.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT tại thông tư 33 quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK, hội đồng thẩm định SGK sẽ dựa vào những tiêu chí sau để đánh giá: Điều kiện tiên quyết của SGK; Nội dung SGK; Phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục trong SGK; Cấu trúc SGK; Ngôn ngữ sử dụng trong SGK và hình thức trình bày SGK.
Chiếu theo các quy định này, Hội đồng thẩm định đánh giá SGK Tiếng Việt của GS. Hồ Ngọc Đại chỉ đạt về điều kiện tiên quyết của SGK, nhưng không đạt tất cả các tiêu chí còn lại.
Cụ thể, theo các tiêu chí con thì có khoảng 300 nội dung, chi tiết cần sửa hoặc bỏ.
Theo đánh giá chung của Hội đồng thẩm định, trong SGK của GS Đại còn có một số nội dung không phù hợp hoặc vượt quá quy định trong chương trình tiếng Việt lớp 1: các yêu cầu cần đạt về các kỹ năng đọc, viết , nói và nghe; kiến thức (tiếng Việt, văn học); ngữ liệu.
Cụ thể, một số ngữ liệu không phù hợp với học sinh lớp 1, không phù hợp với yêu cầu giáo dục môi trường,… Một số văn bản có số lượng chữ vượt quá yêu cầu của chương trình như Cháo rừu có 148 chữ, Phép lịch sự có 141 chữ, Tiếng ru có 114 chữ,…
Một số yêu cầu học thuộc lòng vượt quá yêu cầu của chương trình như "Ông tiển, ông tiên", "Ông giẳng ông giăng", thằng Bờm...
Một số bài đọc “khó” đối với học sinh lớp 1 như Dòng sông mặc áo, Biển đẹp.
Đối với yêu cầu về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục trong SGK, theo hội đồng thẩm định, hạn chế của SGK tiếng Việt lớp 1 của GS Đại là thiết kế quy trình chi tiết, ràng buộc quá chặt chẽ đối với cả giáo viên và học sinh khiến cho giáo viên khó có thể vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức dạy học lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm. Hoạt động dạy học lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian dài sẽ làm cho hoạt động dạy học trở nên đơn điệu, giảm hứng thú học tập của học sinh...
Cùng đó là những lỗi về cấu trúc các bài học trong sách chưa thể hiện rõ các thành phần cơ bản: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng,…
Ngôn ngữ và cách diễn đạt trong một số bài học chưa đảm bảo yêu cầu “dễ hiểu và phù hợp với học sinh lớp 1”. Việc dùng nhiều khái niệm ngữ âm trong sách khiến cho sách trở nên nặng và quá tải với học sinh lớp 1.
Đặc biệt, sách còn sử dụng nhiều từ ngữ địa phương xa lạ với vốn sống, vốn hiểu biết của đa số học sinh lớp 1.
Một số tranh ảnh chưa chính xác, chưa rõ, chưa đảm bảo tính thẩm mỹ,…
Như vậy tất cả 15/15 thành viên hội đồng đều biểu quyết đánh giá không đạt.
Môn Toán: Nhiều nội dung vượt quá chương trình
Đối với môn Toán, hội đồng thẩm định cho rằng nội dung bản mẫu SGK chưa thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình, còn nhiều nội dung vượt quá chương trình môn Toán lớp 1 như các nội dung liên quan đến khái niệm Tập hợp, phương trình. Việc sử dụng lý thuyết tập hợp để hình thành số, phép toán cho học sinh lớp 1 là vượt quá chương trình. Các số “đứng liền nhau”, “dãy số”, “dãy số tự nhiên”, “trục số” không có trong chương trình.
Bên cạnh đó, các nội dung của chủ đề hình học như “quan sát, nhận biết hình dạng của một số hình phẳng và hình khối đơn giản”; “thực hành lắp ghép, xếp hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đơn giản; “tính nhẩm: thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10”; “Thực hiện được việc cộng, trù nhẩm các số tròn chục” chưa được đề cập phù hợp trong bản mẫu...
Sau khi chỉ ra những điểm không phù hợp hoặc nội dung vượt quá chương trình, hội đồng thẩm định cũng đưa ra hướng cần chỉnh sửa để phù hợp với quy định của chương trình phổ thông mới tới tác giả.
Tuy nhiên, trả lời báo chí sáng 12/9, GS Hồ Ngọc Đại cho hay sẽ không sửa để nộp thẩm định lại.
“Khi Hội đồng hỏi tôi có ý kiến gì không, tôi nói không có ý kiến gì cả. Tôi không bất ngờ với kết quả này và tôi biết trước chuyện này sẽ xảy ra.
Tôi sẽ không sửa bởi công trình ấy tôi đã làm cả một đời người. Nếu nói điều chỉnh có nghĩa là tôi không cẩn thận, không tính toán đến nơi đến chốn. Tôi đã tính toán hết, cũng đã phải làm thực nghiệm mấy chục năm, nghiên cứu rồi điều chỉnh”, GS Đại nói.
![]() |
Tôi dạy phép toán đại số cho học sinh lớp 1, hệ đếm, phép toán trên tập hợp. Đối với quá khứ của các vị là cao nhưng trẻ con chấp nhận được. Cái gì trẻ con chấp nhận được thì tôi tin. Trẻ con làm được và chúng vui vẻ với điều đó thì sao gọi là quá sức được. Thúy Nga (Ghi) |
Thanh Hùng
Các thành viên của Hội đồng thẩm định SGK cho biết việc thẩm định, đánh giá các bộ SGK được tiến hành theo nguyên lý ưu tiên sự thích hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
" alt=""/>Tại sao sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại bị loại